giat-ghe-sofa-tai-nha

Dịch vụ giặt ghế sofa tại nhà

Dịch vụ vệ sinh Minh Thùy uy tín chất lượng tại Hà Nội

Dịch vụ dọn dẹp nhà cửa

Dịch vụ vệ sinh Minh Thùy uy tín chất lượng tại Hà Nội

Dịch vụ vệ sinh lau dọn khách sạn

Dịch vụ vệ sinh Minh Thùy uy tín chất lượng tại Hà Nội

Dịch vụ giặt thảm

Dịch vụ vệ sinh Minh Thùy uy tín chất lượng tại Hà Nội

Dịch vụ lau chùi kính

Dịch vụ vệ sinh Minh Thùy uy tín chất lượng tại Hà Nội.

Thứ Năm, 13 tháng 10, 2016

4 không cần tránh khi uống trà đá

Nếu ở Sài Gòn, cà phê bệt là thức uống dân dã phổ biến thì trà đá vỉa hè là đặc trưng văn hóa của người Hà Nội. Sở dĩ, trà đá được nhiều người ưa thích vì dân dã, phổ biến, giá rẻ, có thể nhâm nhi kèm các loại kẹo lạc, quả cóc... chuyện trò cùng bạn bè. Tuy nhiên, ít ai biết, nếu uống sai cách, trà đá có thể gây hại sức khỏe.

Dưới đây là những sai lầm khi uống trà đá bạn cần thay đổi:

Pha trà với nước quá nguội hoặc quá nóng

Trà nên được pha ở nhiệt độ nhất định, lý tưởng là khoảng từ 56 đến 62 độ C. Khi pha trà ở nhiệt độ cao, trà quá đậm có thể gây ảnh hưởng đến hương vị của trà. Ngoài ra, uống trà quá nóng có thể gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống tiêu hóa của bạn.

4 không cần tránh khi uống trà đá - 1

Bên cạnh đó, bạn cũng không nên uống trà quá lạnh. Bởi trà lạnh được cho là gây đờm, dễ viêm đau họng, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa lạnh.

Uống trà đã pha/hãm từ lâu

Trà cần được uống ngay sau khi bạn đã pha. Dĩ nhiên, uống trà mới pha sẽ thơm, ngon, đậm hương vị trà. Tuy nhiên, một số quán cóc ven đường vì lợi nhuận thường pha trà từ lâu nên dễ bị mất hương vị thơm ngon và có thể bán trà ôi thiu cho khách hàng. Nếu uống những tách trà này dễ gây đau bụng, ngộ độc.

Uống trà lúc đói

Nhiều người có thói quen uống trà trước bữa ăn, thậm chí uống cùng lúc khi đang ăn. Thói quen này vô tình làm giảm tiết dịch dạ dày, giảm khả năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng.

4 không cần tránh khi uống trà đá - 2

Nước trà sau khi vào cơ thể sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, dễ dàng hấp thụ một lượng lớn cafein vào cơ thể, gây chóng mặt, đánh trống ngực, yếu tay, run chân và các triệu chứng khác.

Ngoài ra, uống trà đá khi bụng trống rỗng sẽ tạo điều kiện cho “lạnh” xâm nhập cơ thể, ảnh hưởng hệ thống hô hấp, đặc biệt là phổi.

Uống trà liền ngay sau bữa ăn

Trà chứa nhiều axit tannic, chất này có thể phản ứng với sắt trong thực phẩm vào bữa ăn sẽ sản sinh ra các chất mới khó để hòa tan.

4 không cần tránh khi uống trà đá - 3

Theo thời gian, thói quen uống trà sau bữa ăn duy trì lâu sẽ gây thiếu hụt sắt, thậm chí, uống trà sau bữa ăn lâu sẽ gây ra bệnh thiếu máu.

Bạn nên uống trà cách một giờ trước và sau bữa ăn, lúc bụng không quá đói hoặc quá no.


Bé gái 2 tuổi bị lột toàn bộ da đầu vì tai nạn giao thông

Bé gái 2 tuổi bị lột toàn bộ da đầu vì tai nạn giao thông - 1

Bé gái 2 tuổi bị lột gần như toàn bộ da đầu sau tai nạn

Theo gia đình bệnh nhân, vụ tai nạn giao thông xảy ra vào tối ngày 27-9 vừa qua tại Hà Nội, khi người ông chở cháu gái Q.C., 2 tuổi, đi chơi bằng xe máy đứng chờ đèn đỏ.

Lúc đó, chiếc xe máy chở 2 ông cháu đứng chờ đèn đỏ, bé gái 2 tuổi ngồi trên ghế cố định phía trước người ông thì bị bị xe tải tông từ phía sau. Hậu quả, người ông bị cuốn vào gầm xe tải, tử vong tại chỗ. Cháu bé cũng nằm gọn trong gầm xe và bị lột gần như toàn bộ da đầu. Ngay lập tức bé gái 2 tuổi được đưa vào bệnh viện gần đó sơ cứu, sau đó chuyển lên Bệnh viện (BV) Việt Đức.

Bác sĩ Đào Văn Giang, Phó trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình-hàm mặt-thẩm mỹ thuộc BV Việt Đức, cho biết tối ngày 27-9, cháu Q.C. (2 tuổi, ở huyện Đan Phượng, TP Hà Nội) được đưa vào BV trong tình trạng tỉnh, da đầu bị lột hoàn toàn từ ngang tai vòng qua trán sang tai bên kia ra đằng sau gáy, lộ cả xương sọ. Khi bác sĩ hỏi mảnh da đầu bị lột ra đâu để nối, gia đình mới gọi cho người nhà quay lại hiện trường tìm kiếm. May mắn là mảnh da đầu của trẻ vẫn còn tại hiện trường, khi nhặt lại mang đến viện vẫn còn gần như nguyên vẹn.

Ngay lập tức, mảnh da đầu được bảo quản để chuẩn bị nối. Sau khi xác định trẻ không bị thương tổn nào khác, các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật nối mảnh da đầu bị đứt rời bằng kỹ thuật vi phẫu. Theo bác sĩ Giang, hai kíp mổ đặc biệt được tiến hành song song: một kíp dùng kính hiển vi phẫu thuật, soi tìm mạch máu có thể nối được ở mảnh da bị đứt rời và một kíp chuẩn bị ở phần còn lại trên đầu, sau đó nối ghép các mạch máu bằng vi phẫu thuật. Ca mổ kéo dài 7 giờ.

Đến ngày 12-10, sau 2 tuần phẫu thuật nối ghép da đầu cho bé gái, mảnh da đầu được nối ghép đã sống, tóc bắt đầu mọc trở lại. Dự kiến trong tuần này, bé gái 2 tuổi có thể xuất viện.

Bé gái 2 tuổi bị lột toàn bộ da đầu vì tai nạn giao thông - 2

Mảng da đầu của bé gái 2 tuổi "sống" và mọc tóc trở lại sau 2 tuần ghép nối

Các bác sĩ cho biết BV Việt Đức từng tiếp nhận một số trường hợp bị lột da đầu, trong đó nguyên nhân thường do tai nạn lao động, phụ nữ để tóc dài bị cuốn vào máy, mô-tơ đang chạy làm lột da đầu. Tuy nhiên, lột da đầu ở trẻ em là hiếm gặp, đây là lần đầu các bác sĩ gặp ở một bệnh nhi mới 2 tuổi bị lột da đầu cho tai nạn giao thông.

Hiện chưa có phương pháp tạo hình nào có thể phục hồi hoàn toàn cấu trúc giải phẫu, chức năng cũng như tính thẩm mỹ của da đầu, cách duy nhất là nối lại ngay mảng da đầu bị đứt rời bằng kỹ thuật vi phẫu. Nối ghép da đầu ở trẻ em gặp nhiều khó khăn do mạch máu có kích thước rất nhỏ, chỉ vào khoảng 0,6-0,7 mm, nguy cơ tắc mạch sau nối là khá cao nên đòi hỏi kỹ thuật cũng như phương tiện phẫu thuật.

Qua tìm hiểu y văn, trên thế giới ca nối ghép da đầu vi phẫu nhỏ nhất là 4 tuổi. Tại Việt Nam, chưa thấy báo cáo nào về lột da đầu ở trẻ em dưới 2 tuổi được thực hiện nối ghép vi phẫu thành công. Bác sĩ khuyến cáo khi bị lột da đầu, mọi người nên bảo quản phần da đầu bị lột, sơ cứu bệnh nhân và chuyển lên bệnh viện chuyên khoa càng sớm càng tốt.


Thứ Tư, 12 tháng 10, 2016

6 sai lầm trong ăn uống khiến xương ngày càng yếu

1. Muối

Ăn quá nhiều muối có thể làm mất canxi qua đường nước tiểu để bài tiết lượng muối thừa. Một số canxi này nằm trong xương, khiến xương yếu đi hoặc loãng xương sau thời gian dài.

Vài nghiên cứu cho thấy giảm lượng muối ăn từ 10 đến 5mg mỗi ngày có ảnh hưởng đến xương tương tự như ăn 1000mg canxi trong ngày.

6 sai lầm trong ăn uống khiến xương ngày càng yếu - 1

Ăn quá nhiều muối có thể làm mất canxi qua đường nước tiểu. Hình minh họa.

2. Nước ngọt

Khi uống nước ngọt vào độ tuổi đang phát triển xương ở trẻ nhỏ, xương có thể bị tổn hại. Lượng phốt pho trong nước ngọt có thể hạn chế khả năng sử dụng canxi, và lượng nước ngọt uống vào quá mức cũng làm giảm magiê rất cần thiết cho xương phát triển.

3. Cà phê

Nếu uống cà phê quá 3-4 ly mỗi ngày, bạn nên giảm uống xuống hoặc tăng cường thêm canxi hàng ngày vì cà phê làm giảm hấp thụ canxi, tăng mất canxi trong xương.

Bạn có thể thay thế cà phê bằng trà để giảm nguy cơ nứt xương hông.

6 sai lầm trong ăn uống khiến xương ngày càng yếu - 2

Uống quá nhiều cà phê có thể làm giảm hấp thu  canxi. Hình minh họa.

4. Sô cô la

Dù sô cô la chứa nhiều dưỡng chất và canxi, các chất này đi cùng với oxalat ức chế sự hấp thụ canxi, và đường gây bài tiết canxi, tăng nguy cơ yếu xương. Bạn nên ăn sô cô la có giới hạn, không nên ăn quá nhiều một lúc.

5. Rượu bia

Người nghiện rượu có xương yếu, thường xuyên té ngã và dễ gãy xương. Nếu bạn uống nhiều hơn 800ml rượu mỗi ngày, nó sẽ gây cản trở hấp thụ canxi trong ruột. Rượu cũng gây suy yếu chức năng sản xuất vitamin D của gan, làm yếu xương.

6. Đồ ngọt

Bạn nên giảm lượng đường, chất béo, thịt đỏ và ngũ cốc chế biến như bột mì trắng, bánh mì… Thay vào đó, bạn nên ăn protein và thịt giàu carbohydrate, cùng các thực phẩm tốt cho xương như cá, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây tươi, rau…


Vi khuẩn gây bệnh chết người sau 48 giờ lại xuất hiện

Vi khuẩn gây bệnh chết người sau 48 giờ lại xuất hiện - 1

Bệnh nhân nhập viện điều trị tại bệnh viện

Theo Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh, chỉ trong vòng hơn 1 tháng, bệnh viện đã tiếp nhận 6 ca nhập viện do bị nhiễm vi khuẩn Whitemore (tên người tìm ra loại bệnh). Đây là loại vi khuẩn gây bệnh có thể chết tử vong sau 48 giờ nhập viện.

Theo các chuyên gia, trong 7 tỉnh được khảo sát, Hà Tĩnh đang là địa phương có số người nhiễm Whitemore cao nhất.

BV Đa khoa Hà Tĩnh cho biết, đến nay bệnh viện đã có 31 ca bệnh Whitemore. Trong đó 11 ca đã tử vong do sốc nhiễm trùng máu. Tỷ lệ trẻ em mắc bệnh chiếm 5-15% tổng số các ca Whitemore. Trong số trẻ mắc bệnh có khoảng 35% biểu hiện viêm mủ tuyến nước bọt mang tai.

Trước đó, tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận 30-40 ca mắc bệnh này. Số người mắc và nhập viện tăng nhiều vào mùa mưa. Những người mắc do chủ yếu tiếp xúc với bùn đất hoặc những người bị ngã xuống ao bị sặc bùn. (Trong bùn đất chứa rất nhiều vi khuẩn gây bệnh whitemore).

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, bệnh Whitemore có tỷ lệ chết 40-50%.

Việc phòng ngừa Whitemore cũng khá khó khăn vì mầm bệnh ở bùn đất nên nông dân, công nhân không thể tránh được. Hơn nữa, mầm bệnh vào cơ thể có thể nằm yên trong đó rất lâu mới phát bệnh.

“Điều có ý nghĩa để giảm thiểu phần nào bệnh nhân tử vong là hoàn thiện kỹ thuật chẩn đoán, bác sĩ có thể lựa chọn kháng sinh phù hợp hơn hoặc ít ra cũng biết bệnh nhân chết vì nguyên nhân nào”, bác sĩ Cấp nói.

Theo bác sĩ Cấp, đây là căn bệnh không mới. Bệnh vẫn xuất hiện rải rác ở Việt Nam nhưng người dân còn chủ quan và không để ý đến dấu hiệu của bệnh. Thậm chí nhiều bác sĩ cũng chẩn đoán nhầm bệnh whitemore với các bệnh khác như viêm phổi, lao phổi, áp xe cơ, nhiễm trùng huyết do các vi khuẩn khác như tụ cầu, liên cầu… Trong số các ca mắc bệnh whitemore, 90% bệnh nhân có biểu hiện nhiễm khuẩn huyết và viêm phổi, một nửa có nguy cơ biến chứng sốc nhiễm khuẩn và tử vong.

Phó Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cảnh báo, vi khuẩn gây bệnh whitemore có thể sống ở tất cả mọi nơi. Đặc biệt, trong đất ẩm, đất canh tác nông nghiệp như đất trồng lúa. Do vậy, kể cả những nơi tưởng như sạch sẽ, không ô nhiễm bẩn cũng có thể nhiễm. Bệnh gặp trên mọi đối tượng từ trẻ sơ sinh đến người già, người khỏe mạnh.

Dấu hiệu nghi ngờ bệnh nhân bị nhiễm bệnh whitemore thường là sốt, viêm phổi và có ổ áp xe ở nhiều vị trí (đa áp xe), nhiễm trùng đường tiết niệu. Biểu hiện này xuất hiện nhiều ở bệnh nhân có tiền sử tiểu đường hoặc các bệnh mạn tính liên quan đến thận hoặc phổi, người nghiện rượu, người làm việc trực tiếp với đất….

Chuyên gia khuyến cáo, đối với người nhiễm bệnh, nếu có bệnh cảnh và các triệu chứng kể như trên thì phải đến ngay các bệnh viện uy tín, có phòng xét nghiệm vi sinh để được khám và điều trị bệnh. Đối với người bình thường, hạn chế tiếp xúc với bùn đất sẽ tránh nguy cơ bị vi khuẩn tấn công.


Những nguy hại khôn lường khi trẻ bị rối loạn cảm xúc

Trao đổi với PV, TS.Nguyễn Hữu Chiến Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương I cho hay, rối loạn cảm xúc lưỡng cực khá phổ biến với tỷ lệ khoảng 0,5% dân số. Đây là một bệnh tâm thần nội sinh xuất hiện có tính chất chu kỳ với các cơn hưng cảm và trầm cảm xen kẽ nhau.

Căn bệnh nàu khiến không ít trường hợp phải nhập viện điều trị. Đặc biệt, tuổi teen là độ tuổi phát bệnh rối loạn cảm xúc cao nhất trong tổng số ca mắc chứng bệnh này.

Cách đây không lâu, viện Tâm thần Quốc gia đã tiếp nhận bệnh nhận Nguyễn Tấn H. (Hà Nội) nhập viện trong tình trạng rối loạn cảm xúc cao độ. Khởi phát của cơn sang chấn cảm xúc là do sự ra đi đột ngột của người cha. Vốn được bố chiều chuộng nên sự ra đi của cha quá đột ngột khiến H. bị những cơn sang chấn tâm lý.

Những nguy hại khôn lường khi trẻ bị rối loạn cảm xúc - 1

Trẻ bị rối loạn cảm xúc ngày càng gia tăng. Ảnh minh họa.

Một thời gian dài sau đám tang của bố, H. sống khép mình, gần như người thân không nhìn thấy cậu cười bao giờ. Lúc nào cậu cũng lầm lì, buồn rầu, ức chế. Điều đặc biệt, H. không còn thích thú với những sở thích trước đây, chán nản, bi quan, tuyệt vọng… khiến mẹ cậu như thắt từng khúc ruột.

Không những thế, cậu còn hành xác và đỉnh điểm là lần cậu lấy dao rạch tay tự sát hụt khiến người thân tá hỏa đưa vào nhập viện tâm thần. Các bác sỹ chẩn đoán cậu bị rối loạn cảm xúc lưỡng cực.

Theo các bác sĩ, rối loạn cảm xúc lưỡng cực (gọi tắt là rối loạn cảm xúc) là chứng bệnh tâm lý xếp thứ hai trong danh sách các bệnh rối loạn tâm thần phổ biến nhất thế giới. Rối loạn cảm xúc là tình trạng rối loạn tại não bộ gây ra sự biến đổi bất ổn về tinh thần. Bệnh mang tính chu kỳ tức là người bệnh có thể chuyển từ cảm xúc hưng phấn (vui vẻ tột độ) sang cảm xúc ức chế (trầm cảm) và ngược lại một cách nhanh chóng.

Tuy nhiên, do tính bất ổn định của bệnh, các trạng thái rối loạn cảm xúc luân phiên nhau thường thay đổi một cách bất ngờ không hề báo trước.

Những nguy hại khôn lường khi trẻ bị rối loạn cảm xúc - 2

Các triệu chứng này thường gia tăng vào buổi sáng và giảm nhẹ vào buổi chiều. Ảnh minh họa.

Theo TS.Chiến, trạng thái đầu tiên của bệnh là cảm giác buồn bã; đánh mất ý chí, nghị lực; thờ ơ với cuộc sống cũng như mất đi những thú vui hằng ngày; xuất hiện những ý nghĩ bi quan, đau khổ, tang tóc về cuộc sống và thế giới xung quanh; dằn vặt bản thân vì lỗi lầm trong quá khứ; tự cho mình là vô dụng dẫn đến ý tưởng và hành vi tự sát. Các triệu chứng này thường gia tăng vào buổi sáng và giảm nhẹ vào buổi chiều.

Cùng với sự tác động từ cảm xúc, cơ thể người bệnh cũng phát ra những dấu hiệu như: Chán ăn, mất ngủ, gầy sút; hoạt động chậm chạp, mất tập trung, hay quên; không chú ý đến việc vệ sinh cơ thể, ăn mặc lôi thôi hơn so với thói quen hằng ngày. Vì thế, khi con có những biểu hiện bất thường, các bậc phụ huynh cần đưa con đi khám ngay.


Công dụng "thần kỳ" của rau ngổ có thể bạn chưa biết

Công dụng "thần kỳ" của rau ngổ có thể bạn chưa biết - 1

Rau ngổ có vị cay, thơm, hơi chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, trừ viêm, chống sưng,...

Rau ngổ, còn gọi là rau om, ngò om, thạch long vĩ... Theo Đông y, rau ngổ có vị cay, thơm, hơi chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, chỉ khái, giải độc, tiêu thũng, trừ viêm, chống sưng, giảm đau, sát trùng đường ruột, làm thuốc lợi tiểu, trị sỏi thận, sốt nóng, chống lão hóa, ngừa ung thư… Để làm thuốc, người ta thường thu hái về rửa sạch, thái ngắn để dùng tươi hoặc phơi khô để dành. Có thể kể tới những bài thuốc trị bệnh bằng cây ngổ như:

Trị sỏi thận: Lấy rau ngổ 50g tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước, pha thêm ít muối, uống ngày hai lần trong 5 - 7 ngày. Dùng riêng hoặc phối hợp với râu ngô, mã đề, cối xay.

Trị bệnh gan nhiễm mỡ: 100g rau ngổ phơi khô sao vàng hạ thổ một lần, sắc 10 phút với 50g bạc hà phơi khô sao vàng hạ thổ một lần trong 100ml nước, uống liên tục một tháng vào buổi tối, sau khi ăn.

Chữa rắn cắn: Rau ngổ tươi 15-20g, kiến cò 25g, giã nát, cho thêm 20-30ml rượu trắng, chắt lấy nước uống, bã đắp lên vết thương.

Trị ho lâu ngày do viêm phế quản mãn tính, ngủ hay mơ: 50g rau ngổ rửa sạch, giã nhuyễn vắt lấy nước cốt, thêm vài hạt muối uống lúc sáng mới tỉnh dậy chưa đánh răng súc miệng, liên tục 10-15 ngày.


Tỷ lệ sản phụ tử vong khi sinh ở Mỹ cao kỷ lục

Tỷ lệ sản phụ tử vong khi sinh ở Mỹ cao kỷ lục - 1

Mỹ đã trở thành một trong số ít các nước có thu nhập cao tỷ lệ thuận với mức độ tử vong của các bà mẹ khi sinh nở (Ảnh minh họa)

Tỷ lệ tử vong ở các bà mẹ khi sinh nở cao mức kỷ lục vừa được ghi nhận ở Mỹ vào năm 2016. Con số này thậm chí còn vượt qua Libya, Pakistan và Ả Rập Saudi.

Theo số liệu được công bố trên tạp chí y học The Lancet, tỷ lệ tử vong bà mẹ khi sinh con ở Mỹ là 26,4 trên 100.000 ca sinh nở, trong khi ở Việt Nam con số này là 15,6; ở Ả Rập Saudi  là 15,7; ở Palestine là 16,2; ở Iran là 20,8 và tại Libya là 22,8.

Trong suốt cả năm 2015 tại Hoa Kỳ ghi nhận 1063 trường hợp các bà mẹ tử vong khi sinh nở, nhiều hơn 3 lần so với toàn bộ Tây Âu.

Theo thống kê, vào năm 2000 số lượng các ca tử vong bà mẹ khi sinh đã lên đến 389 ca, trong khi đó ở Nga thì ngược lại, con số này giảm từ 655 xuống còn 340 ca.

Các nhà nghiên cứu lưu ý, Mỹ đã trở thành một trong số ít các nước có thu nhập cao tỷ lệ thuận với mức độ tử vong của các bà mẹ khi sinh nở.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo hãng tin Russia Today (RT). RT hiện có khoảng 1.000 chuyên gia truyền thông trên toàn thế giới. RT chuyên nắm bắt những câu chuyện và vấn đề thường bị các phương tiện truyền thông bỏ qua để tạo ra những tin tức ở một khía cạnh rất khác biệt.