Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016

Giải pháp chống ngập lụt của các nước trên thế giới

Những hệ thống thoát nước và xử lý nước thải tiên tiến trên thế giới Quy hoạch phố đi bộ Quy hoạch và quản lý đất đai: Kinh nghiệm từ Singapore Quy hoạch đô thị: Bài học kinh nghiệm từ Nhật Bản Việc quản lý cây xanh ở các nước phát triển

Lũ lụt đang din ra nhiều nơi trên thế gii, và có chiều hướng ngày càng gia tăng. Những quốc gia thường xuyên chu nh hưởng ca thiên tai lũ lụt đã có những biện pháp gì để khc phc tình trạng này?

Philippines

Philippines, một trong những quốc gia phải chịu đựng sự tàn phá vô cùng khủng khiếp của thiên nhiên. Những trận sóng thần, lũ lụt đã cướp đi sinh mạng và làm ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người dân nước này. Chính phủ Philippines đã đầu tư hàng trăm triệu đô la cho các cơ sở hạ tầng để chống lũ lụt ở khu vực Manila.

Trong những năm qua, Chính phủ Philippines đã dành khoảng 700 triệu USD để xây dựng và củng cố hệ thống đê, nạo vét sông, củng cố hệ thống đường thủy, bố trí máy bơm ở các vị trí xung yếu quanh thủ đô Manila cũng như các khu vực trọng yếu khác.

Philippines có một “Kế hoạch tổng thể về quản lý lũ lụt” cho giai đoạn 2012-2035 và có ngân sách riêng dành cho kế hoạch này. Giai đoạn đầu tiên bao gồm việc cải thiện hệ thống thoát nước ở Manila và khu vực ngoại thành. Nạo vét gần 200 con lạch và cửa sông ở khu vực Manila; thiết kế hệ thống thoát nước có thể cung cấp cảnh báo trước 6 giờ cho cộng đồng địa phương về nguy cơ ngập lụt và lắp đặt hơn 61.000 máy đo lượng mưa tự động và khoảng 500 trạm quan trắc ở 1.800 lưu vực sông lớn khắp cả nước, tập trung vào các hòn đảo chính ở Luzon.

Malaysia

Đường hầm chống lũ là một phần của hệ thống quản lý lũ lụt thường thấy ở các khu vực đô thị. Malaysia SMART (Stormwater Management And Road Tunnel) là một dự án đường hầm đa chức năng được hoàn thành vào năm 2007. Ban đầu đường hầm được xây dựng với ý định để chuyển hướng và lưu trữ nước mưa, nhưng ý tưởng đã được chuyển thành một đường hầm đa mục đích, cho phép xe cộ lưu thông qua đường hầm.

Khi mưa nhẹ, đường hầm được đặt trong chế độ "mở bán phần" dẫn nước mưa chảy qua tầng dưới của phần đường cao tốc, các phương tiện vẫn có thể sử dụng tầng trên. Khi có bão lớn, đường hầm chuyển sang chế độ "mở toàn phần". Những cửa ngăn nước tự động mở cho dòng nước chảy qua và xe cộ bị cấm qua lại đường hầm. Kết quả là SMART trở thành đường hầm thoát nước mưa dài nhất Đông Nam Á, tới 9,7km và dài thứ 2 châu Á. Một phần của đường hầm bao gồm 4km đường cao tốc 2 tầng chạy bên dưới trung tâm thành phố và được lắp đặt bên trên các kênh thoát nước mưa.

Hà Lan

Để kiểm soát lũ lụt, hệ thống đê điều và cửa biển của Hà Lan từ lâu đã được coi là tốt nhất trên thế giới, điển hình là đập ngăn nước Delta Works. Vào năm 1953, Zeeland bị tàn phá bởi một trận lũ lụt khủng khiếp. Sau đó một dự án xây dựng đập và những cửa sông mở ra biển, cần thiết phải có những bức tường có độ cao 5m trên mực nước biển. Delta Works bao gồm đập, cửa cống, đê, kè ngăn bão được xây dựng nhằm rút ngắn đường bờ biển Hà Lan. Công trình có tổng chiều dài 16.496 km, bảo vệ các khu vực trực thuộc và bao quanh đồng bằng châu thổ sông Rhine - Meuse - Scheldt ở phía Tây Nam Hà Lan trước những trận lụt từ Biển Bắc.

Thu Giang


0 nhận xét:

Đăng nhận xét