Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2016

Khủng hoảng nước khiến 2 tỷ người không có nước sạch

Cuộc khủng hoảng nước là mối đe dọa toàn cầu, ảnh hưởng tới những vùng đất nông nghiệp với năng suất cao nhất thế giới và toàn bộ người dân không được tiếp cận với nước sinh hoạt.

Khung hoang nuoc khien 2 ty nguoi khong co nuoc sach - Anh 1

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, 80 quốc gia đang đối mặt với tình trạng thiếu nước và 2 tỷ người không được tiếp cận với nguồn nước sạch. Trong số đó, Pakistan đang gặp phải cuộc khủng hoảng nước nghiêm trọng. Hàng ngày, những đứa trẻ ở đây phải lặn lội trong những chuyến đi lấy nước được cấp phát từ chính phủ. Ảnh: Washington Post

Khung hoang nuoc khien 2 ty nguoi khong co nuoc sach - Anh 2

Những người bà, người mẹ đi kéo nước từ giếng đã cạn khô. Các chuyên gia cho rằng sự tăng trưởng dân số và đô thị hóa là nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng. Vấn đề càng nghiêm trọng bởi hậu quả của biến đổi khí hậu, quản lý nguồn nước và thiếu các chiến lược để đối phó với cuộc khủng hoảng. Ảnh: Washington Post

Khung hoang nuoc khien 2 ty nguoi khong co nuoc sach - Anh 3

Tại Nigeria, phụ nữ và trẻ em đang phải hứng nước uống từ các vòi công cộng. Theo Water Aid, 57 triệu người ở Nigeria không có nước sạch. Hơn 45.000 trẻ em Nigeria dưới 5 tuổi tử vong vì bệnh tả, do thiếu nguồn nước đảm bảo vệ sinh. Ảnh: Washington Post

Khung hoang nuoc khien 2 ty nguoi khong co nuoc sach - Anh 4

Water Aid cũng cho hay hơn 770 triệu người Ấn Độ không được tiếp cận với vệ sinh cá nhân đầy đủ. Ảnh: BBC

Khung hoang nuoc khien 2 ty nguoi khong co nuoc sach - Anh 5

Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, đang phải đối mặt với nguy cơ khủng hoảng nước tồi tệ khi mực nước sông Hằng giảm ở mức kỷ lục. Các kênh dẫn nước từ sông Hằng đến các nhà máy điện khô cạn vì thiếu nước. Ảnh: BBC

Khung hoang nuoc khien 2 ty nguoi khong co nuoc sach - Anh 6

Ngân hàng Thế giới dự đoán đến năm 2020, các cuộc chiến tranh để tranh giành nguồn nước mới nổ ra. Tuy nhiên, ở New Dehli, cuộc chiến về nước diễn ra hàng ngày mỗi khi người dân tranh cãi trong lúc hứng từng giọt nước từ các xe chở nước của chính phủ. Ảnh: CNN

Khung hoang nuoc khien 2 ty nguoi khong co nuoc sach - Anh 7

Trái ngược với những vùng đất khô cằn thiếu nước sinh hoạt, tại Trung Quốc, nơi tập trung nhiều con sông lớn với nguồn nước dồi dào, mối liên hệ giữa nước và cuộc sống con người đang dần bị mất cân bằng. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước tác động tiêu cực đến hoạt động đánh bắt cá của người dân trên sông ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Ảnh: Washington Post

Khung hoang nuoc khien 2 ty nguoi khong co nuoc sach - Anh 8

Việc xây dựng Đập Tam Hiệp (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) buộc khoảng 1,3 triệu người phải bỏ nhà cửa. Đập lớn nhất thế giới này cũng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như cản trở hoạt động tưới tiêu và cung cấp nước hay gây hạn hán nghiêm trọng trong khu vực. Ảnh: Washington Post

Khung hoang nuoc khien 2 ty nguoi khong co nuoc sach - Anh 9

Theo People's Daily, mực nước tại các đập ở mức thấp nhất khiến nhiều tàu thủy đã mắc cạn ở tỉnh Hồ Bắc do mực nước sông quá thấp. Chính quyền tỉnh Hồ Bắc đã ra lệnh đóng cửa hơn 200 km đường thủy do mực nước sôngDương Tử không đảm bảo an toàn cho các tàu thuyền hoạt động. Ảnh: Washington Post

Khung hoang nuoc khien 2 ty nguoi khong co nuoc sach - Anh 10

Lưu vực sông Dương Tử hiện có 450 triệu người sinh sống, trải dài 6.300 km từ cao nguyên Tây Tạng về phía đông rồi đổ ra Thái Bình Dương ở Thượng Hải. Khu vực phụ cận sông đang phải chịu sức ép vì sự quá tải dân số, thay đổi quy luật sống và ảnh hưởng nặng nề từ thiên tai. Ảnh: Washington Post

Trà My


0 nhận xét:

Đăng nhận xét